Bà luôn bắt tôi phải làm thế này, làm thế kia và chỉ được phép im lặng nghe bà dạy dỗ. Ảnh minh họa
Bà luôn bắt tôi phải làm thế này, làm thế kia và chỉ được phép im lặng nghe bà dạy dỗ. Mâu thuẫn trong chuyện ăn ở sinh hoạt đã đành, đằng này có con rồi tôi cũng không được yên. Bà chỉ đạo mọi thứ và gần như tước quyền làm mẹ của tôi với con. Cuộc sống vô cùng bí bức nhưng tôi không thể chia sẻ được gì với chồng vì tôi đủ tỉnh táo để biết không nên động chạm tới vấn đề tế nhị: bắt anh phải chọn vợ hoặc mẹ.
Cũng đã có lần anh bảo tôi “tình cảm với mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất không gì có thể thay thế, mẹ dù là ai, dù thế nào cũng vẫn là mẹ”. Lúc ấy tôi hoàn toàn đồng ý với anh, vì tôi nghĩ với bố mẹ mình cũng thế. Quan trọng hơn là khi ấy tôi còn tôn trọng và quý mến mẹ anh. Nhưng cuộc sống chung, khi mà mẹ chồng tôi ngày càng quá quắt thì anh lại xem như không có chuyện gì. Khiến tôi cảm thấy mình chẳng là gì trong mắt anh, cứ mỗi lần định chia sẻ những ấm ức về mẹ thì anh lại tìm cách lảng tránh hoặc gạt đi ngay lập tức.
Sau quá nhiều mâu thuẫn, nhẫn nhục chịu đựng với mẹ chồng. Đến giờ này có thể nói tôi đã quên cái lời hứa trước đây của mình. Không còn biết ơn hay gì nữa mà chỉ cảm thấy ghét bà. Hình ảnh, lời nói, điệu bộ cử chỉ của bà cứ như cơn ác mộng ám lấy tôi.
Nhưng điều đó không quan trọng bằng việc chính bà đã làm ảnh hưởng đến tình cảm của vợ chồng tôi. Nếu như trước đây tôi yêu chồng vì cái vẻ đẹp trai của anh, vì những đường nét không trộn lẫn trên khuôn mặt. Vì nụ cười ánh mắt khiến tôi xao xuyến, chỉ muốn được ngắm nhìn anh và càng ngắm càng yêu. Thì bây giờ, những thứ tôi từng yêu ấy, nó khiến tôi cảm thấy ức chế và căm ghét vô cùng. Bởi khuôn mặt anh rất giống mẹ, cơn ác mộng của đời tôi.
Chồng tôi chắc chắn không thể hiểu tại sao vợ cứ nhìn mình một lúc thì máu điên lại dồn lên mặt rồi thoát ngay ra miệng. Tôi đã cố gắng rất nhiều để kiềm chế, để không hét vào mặt anh rằng “tôi ghét anh vì cái bản mặt anh giống bà ấy như đúc”. Nhiều lúc thấy mình còn yêu chồng nhiều lắm, thế nhưng cứ nghĩ tới hai cái mặt giống nhau ấy là tình cảm lại tiêu tan biến mất.
Từ lúc ghét mẹ chồng tôi cũng ít âu yếm tình cảm với chồng hơn, vì mỗi lần như thế tôi lại tưởng tượng mình đang tình cảm với mẹ chồng, người mà tôi căm ghét. Tôi ước giá mà chồng mình từ trên trời rơi xuống thì tốt biết mấy. Nhưng sự thật vẫn là sự thật, cũng may là con tôi nó không có nhiều nét giống bố và đương nhiên là không giống bà nội. Chứ nếu không, chẳng biết tôi sẽ chán nản tới mức nào vì chẳng lẽ lại ghét cả con mình?!
N.T.T (Hà Nội)
" alt=""/>Ghét mẹ chồng, ghét cả 'tông ti' nhà chồngNếu sống trong các toà chung cư, bạn cần lưu ý khi đi thang máy trong thời điểm này. Tốt nhất, bạn không nên chạm tay vào thanh tay cầm hay dựa người vào thang máy bởi đó có thể là nơi tiếp xúc chung của rất nhiều người.
Bạn cũng cần giữ khoảng cách với người đi chung thang, không đứng quá gần hoặc chạm vào nhau. Thậm chí, nếu thang đang có đông người, nên bỏ qua lượt đi đó để đợi lượt thang sau.
Đồng thời, khi đã bước vào không gian chung, bạn cũng không nên trò chuyện dẫn đến nguy cơ bắn nước bọt vào người xung quanh.
2. Giao nhận hàng hoá
![]() |
Nhận hàng hóa trong mùa dịch Covid-19 cần giữ khoảng cách. |
Trong thời gian thực hiện giãn cách, để hạn chế đi lại, việc mua bán online là phổ biến với nhiều người. Tuy nhiên, người vận chuyển hàng hoá thường phải tiếp xúc với rất nhiều người ở các khu vực khác nhau nên có nguy cơ lây nhiễm cao.
Khi đi ra khỏi nhà, bạn nên mang theo chai xịt khuẩn. Xịt sau khi bạn chạm vào bất cứ đâu như nút bấm thang máy, cửa...
Khi phải tiếp xúc với người giao hàng, bạn nên thực hiện động tác giao nhận nhanh nhất có thể, nếu được thì nên thanh toán bằng hình thức chuyển khoản thay vì trả tiền mặt. Bạn cũng có thể nhắn trước người giao hàng đặt hàng ở cửa nhà để tránh tiếp xúc trực tiếp.
Sau khi nhận hàng xong, bạn nên rửa tay, vứt bỏ khẩu trang dùng 1 lần, rửa kính chắn giọt bắt, thay quần áo... rồi mới làm các công việc khác.
3. Tập thể dục trong nhà
![]() |
Nếu là người có thói quen tập thể dục hằng ngày, bạn có thể khắc phục việc không được đi ra ngoài hay đến phòng tập bằng cách tập thể dục trong nhà. Bạn có thể dễ dàng tìm được các bài tập tại chỗ mà vẫn hiệu quả trên YouTube hoặc trên các ứng dụng tập thể dục miễn phí.
4. Luôn thực hiện quy định 5K
![]() |
Cho dù chỉ ra khỏi nhà trong những trường hợp cần thiết như đi làm, đi chợ, hoặc di chuyển trong khu vực dân cư mình sinh sống, tất cả mọi người cũng nên có ý thức thực hiện đầy đủ quy định 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế.
Những biện pháp này sẽ giúp giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh xuống mức thấp nhất có thể.
5. Giữ tinh thần lạc quan, tích cực
![]() |
Trồng hoa ở ban công..., giúp thư giãn. |
Cuộc sống và công việc của rất nhiều người chắc chắn đã bị xáo trộn và ảnh hưởng trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, vì mục đích chung - đẩy lùi dịch bệnh mỗi người nên cố gắng khắc phục những bất tiện cá nhân.
Cùng với các biện pháp đảm bảo an toàn, mỗi người đều nên duy trì một tinh thần lạc quan, tích cực trong thời điểm này. Khi phải ở trong nhà quá lâu, bạn có thể tìm đến các thú vui lành mạnh như đọc sách, xem phim, nghe nhạc, trồng cây, dọn dẹp sạch nhà cửa... những việc làm mà trong cuộc sống bận rộn thường ngày bạn ít có cơ hội thực hiện.
Tinh thần lạc quan luôn là “liều thuốc” quý giá và quan trọng giúp mỗi người có thể vượt lên nhiều nghịch cảnh và biến cố trong cuộc sống.
Đăng Dương
Đại dịch đặt chúng ta vào những tình huống đầy thử thách, nhưng cũng là dịp để bản thân học cách thích nghi, thay đổi theo mọi thứ và hài lòng với những gì có thể.
" alt=""/>5 lưu ý phòng tránh CovidGần đây, tôi có dịp được mời đến một buổi tiệc liên hoan dành cho trẻ con tại thành phố Nayoro tỉnh Hokkaido. Một lần nữa tôi lại bị ấn tượng bởi các cư xử và tính kỷ luật của trẻ con Nhật. Chúng thể hiện nay trong cách bọn trẻ ăn uống và “ứng xử” với thức ăn.
Người Việt chúng ta từ lâu tự cho rằng cứ là trẻ con thì được quyền bày bừa trong bữa ăn và cha mẹ thì có trách nhiệm chuẩn bị đồ ăn cho con cũng như dọn dẹp, rửa bát sau khi trẻ ăn xong.
Ở Nhật thì không như vậy. Không chỉ ở nhà mà ngay cả ở trường học, trẻ con Nhật cũng đều được giáo dục rằng phải biết giúp đỡ cha mẹ chuẩn bị đồ ăn, cũng như làm thế nào để ăn uống một cách lịch sự và dọn dẹp sau khi ăn xong. Đấy là một phần của văn hoá ẩm thực Nhật Bản.
![]() |
Trẻ em Nhật học nấu ăn. |
Như tôi quan sát, các bà mẹ Nhật luôn để ý đến việc dạy con tự nấu những món ăn đơn giản cũng như khuyến khích trẻ giúp đỡ mẹ trong bếp với khả năng tối đa của trẻ. Điều này không những giúp trẻ biết quý trọng thức ăn, biết cách “cư xử” với thức ăn mà đồng thời còn khiến bé thấy ăn uống và nấu nướng cũng là một hoạt động rất vui và lý thú.
Trong suốt buổi tiệc mà tôi được tham dự ở Nayoro đấy, tôi quan sát thấy những đứa trẻ con mới tuổi mẫu giáo tự biết chuẩn bị sandwich và pizza cho bản thân với một sự hào hứng và lịch thiệp tuyệt vời. Đương nhiên, bánh sandwich và pizza sẽ do người lớn nướng nhưng bọn trẻ đều biết tự chuẩn bị phết bánh mì cũng như chọn loại thức ăn sẽ bỏ lên pizza theo ý thích và lựa chọn của mình.Không một ai yêu cầu bọn trẻ phải cho gì lên bánh pizza. Thay vào đó, chúng được khuyến khích lấy thật nhiều loại rau và thịt sao cho bánh pizza sặc sỡ và nhiều màu nhất có thể. Một số đứa trẻ chỉ thích ăn pizza với pho mát không hoặc một số chỉ thích sandwich, không ăn pizza. Không ai ép chúng. Tất cả chỉ muốn cho bọn trẻ có được những khoảng thời gian vui vẻ và cảm thấy tích cực với vấn đề ăn uống và thực phẩm. Người Nhật biết, trẻ con sẽ ăn được nhiều hơn nếu chúng cảm thấy ăn uống là một cách vui chơi, và nó rất vui. Sau bữa tiệc, bọn trẻ sẽ giúp thu dọn đĩa và cốc bẩn để vứt đi.
Thêm một án tượng nữa với trẻ con Nhật, đó là thói quen nói cám ơn trước và ngay cả sau khi ăn xong. Đó vừa là phép lịch sự trên bàn ăn, vừa là cách mẹ Nhật dạy con lòng biết ơn.Ở bữa tiệc tai Nayoro hay ở bất cứ bàn ăn nào có trẻ nhỏ, tôi đầu thấy sau khi rửa tay, các bé không hề ăn ngay mà luôn nói "Itadakimasu". “Itadakimasu” là một cụm từ tiếng Nhật rất khó để dịch nghĩa trực tiếp. Tôi có thể ta nôm na như thế này: nó được nói lớn ngay trước khi ăn và có nghĩa đại loại như "Tôi rất vinh dự để bắt đầu ăn bữa ăn này”. Vậy là, sau khi một tràng những âm thanh "Itadakimasu!" líu lo vang lên cùng một lúc, các bé Nhật mới bắt đầu cắm cúi vào phần ăn uống của mình. Khi tất cả các bé hoàn thành, các em hét to một cách nhiệt tình "Goshisosamadeshita!" – một câu nói truyền thống của Nhật sau khi ăn cơm, nghĩa đại loại như "cảm ơn vì bữa ăn ngon miệng này" rồi cũng mới kết thúc bữa ăn.
Trẻ con Nhật ăn uống kỷ luật nhưng cũng rất vui và hào hứng với thức ăn. Trước đây tôi luôn tò mò không hiểu vì sao và nhờ phương pháp nào, mẹ Nhật có thể dạy con mình hai việc tưởng như mâu thuẫn như vậy. Thời gian ở Nhật đã cho tôi câu trả lời và cả sự ngưỡng mộ tuyệt đối đối với văn hoá giáo dục trẻ nhỏ, nhất là trong việc ăn uống của người Nhật.
(Theo Khampha.vn)" alt=""/>Tính kỷ luật trong bữa ăn của trẻ Nhật